Ngoài việc được coi là vùng đất hiếu học bậc nhất Việt Nam với rất nhiều những con người ưu tú. Cùng với rất nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Xứ Nghệ thân thương còn sở hữu cho mình những lễ hội văn hóa đặc sắc, thu hút rất lớn các lượng khách du lịch đến đây hàng năm.
Văn hóa lễ hội Nghệ An có lịch sử phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Mang đầy tính nhân văn và giữ gìn nét truyền thống lâu đời của cha ông. Đồng thời các lễ hội Nghê An còn tôn vinh sức mạnh của con người qua việc phòng chống thiên tai, bão lũ. Là một trong những nền văn hóa đặc sắc của mảnh đất giàu truyền thống hiếu học này, các lễ hội Nghệ An đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
Mục lục
Lễ hội đền Cuông
Là lễ hội truyền thống đặc sắc ở Nghệ An được diễn ra từ ngày 12 – 16/2 âm lịch hàng năm. Trong đó hội chính vào ngày 14, 15/2 và tổ chức lớn nhất ở khu vực Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An. Lễ hội ở đây được chia ra làm 2 phần chính đó là: Phần lễ bao gồm lễ khai quang, lễ cáo trưng thiên; lễ yết, lễ đại và cuối cùng là lễ tạ.
Còn lại là phần hội, các hoạt động ở đây diễn ra náo nhiệt vời các cuộc thi dân gian như: Kéo co, bóng chuyền, bóng đá,… Cùng với rất nhiều trò chơi hấp dẫn, thú vị được tổ chức tại lễ hội đền Cuông. Nhìn chung, khi tham dự lễ hội đền Cuông, bạn không những được khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống nơi đây, với những sự kiện tâm linh tín ngưỡng. Mà còn được hòa mình trong bầu không khí sôi nổi; náo nhiệt cùng những người dân thân thiện; mến khách ở Nghệ An nhé.
Hội Vật Cù ở Thanh Chương
Nếu bạn muốn khám phá văn hóa lễ hội ở Nghệ An thì hãy sắp xếp thời gian tới đây vào vào dịp mùng 2 – 7 tháng Giêng (Tết âm lịch). Đây là lễ hội được tổ chức thường niên và được người dân mong chờ nhất. Bởi nó tôn vinh lên nét đẹp văn hóa của người dân Thanh Chương. Được biết, lễ hội này bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XV. Khi tổ chức cuộc thi tuyển chọn những võ sĩ khỏe mạnh để phục vụ cho quân đội của tướng Phan Đàn (Võ tướng thời Lê Thái Tổ cai quản vùng đất này).
Sau này, khi đất nước thái bình. Lễ hội này lại trở thành một sự kiện văn hóa và cũng là món ăn tinh thần đầu năm của người dân Thanh Chương. Với lễ hội Vật Cù khi tổ chức, thường tạo điều kiện cho tất cả các làng xã đều có thể đăng ký tham gia. Với lượng người không giới hạn. Những tiếng trống chiêng được đánh đầy khí thế, tiếng hò reo của các cổ động viên. Tạo nên bầu không khí náo nhiệt hơn bao giờ hết. Đảm bảo, tham dự lễ hội đặc sắc ở xứ Nghệ này, bạn sẽ có những trải nghiệm nhớ đời.
Lễ hội đền Quả Sơn
Ở Nghệ An có lễ hội gì? Thêm một sự kiện lễ hội nữa mà bạn không nên bỏ lỡ. Đó là hội đền Quả Sơn. Được mệnh danh là lễ hội vùng lớn bậc nhất của xứ Nghệ. Được diễn ra vào ngày 20 – 21 tháng Giêng (âm lịch). Đây là ngày lễ tưởng nhớ đến công lao to lớn của vị tướng thời nhà Lý – Uy Minh Vương Lý Nhật Quan. Vị tướng này đã có công giữ nền độc lập, thống nhất đất nước trong những năm của thế kỷ XI.
Cũng tương tự như các lễ hội ở Nghệ An khác, lễ hội đền Quả Sơn được chia ra làm 2 phần. Đó là phần lễ và phần hội. Đối với phần lễ được tổ chức vào ngày 19 là lễ yết cáo. Và ngày 21 là lễ rước xuôi. Còn ngày 20 là ngày hội chính, cũng là ngày vui nhất khi các hoạt động dân gian được tổ chức sôi nổi. Với các hoạt động như: Cờ thẻ, đánh gà, đấu vật, múa võ,… Cùng với rất nhiều hoạt động văn nghệ khác.
Lễ hội Hang Bua
Hàng năm, cứ sau rằm tháng Giêng lại có hàng ngàn du khách thập phương đến với xã Châu Tiến, Quỳ Hợp, Nghệ An để có cơ hội tham dự lễ hội Hang Bua. Được biết, đây là lễ hội thú vị nhất tại Nghệ An. Bắt nguồn từ phong tục thờ mẹ nước của người dân Thái Cổ ngày xưa. Và cho đến nay đã trở thành một trong những lễ hội được rất nhiều người quan tâm.
Đồng thời lễ hội cũng là không gian giao lưu văn hóa của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Nên khi tới đây bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều độc đáo, thú vị đấy nhé. Lễ hội diễn ra từ ngày 17 – 19 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Lễ hội đền Cờn
Cũng nằm trong danh sách các lễ hội ở Nghệ An sôi nổi, náo nhiệt mà du khách nên dành thời gian để tham dự. Lễ hội này được tổ chức chính vào ngày 21 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy nhiên từ ngày mùng 1 Tết đã diễn ra nhiều hoạt động dân gian sôi nổi. Điển hình như cuộc thi đua thuyền. Những tiếng hò reo của các cổ động viên, tiếng trống chiêng ầm van. Đã biến không gian đền Cờn trở nên náo nhiệt.
Đến ngày hội chính. Đền Cờn còn tổ chức một trận chiến giả trên núi cách đền khoảng 10km. Và đây cũng là hoạt động được người dân chờ đợi nhất. Bởi tham dự sự kiện này, bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về những cuộc chiến lịch sử của ông cha ta. Cũng như cập nhật cho mình nhiều kiến thức bổ ích nữa. Ngoài ra, vẫn còn nhiều hoạt động dân gian khác mà bạn nên biết như: Đấu vật, kéo co; đánh cờ người, chơi đu, chọi gà, hát tuồng, ca trù,….
Nguồn: Luhanhvietnam.com.vn