Là một tỉnh cao nguyên thuộc miền Trung Việt Nam, Gia Lai có một nền văn hóa đa dạng và phong phú nhờ có núi rừng cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ làm nức lòng du khách ghé thăm. Là vùng đất được giao thoa giữa các nền văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số. Gia Lai có những nét văn hóa rất đặc trưng và khác biệt. Với không gian văn hóa cồng chiêng được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Cùng nhiều lễ hội truyền thống của người dân hiếu khách nơi này đã thu hút được đông đảo các du khách ghé thăm mỗi năm
Các lễ hội truyền thống Gia Lai như Lễ bỏ mả của người Raglai thể hiện tình cảm của người sống đối với người chết. Là dịp để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Là dịp để thể hiện tình hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn. Là dịp để người dân xứ này thể hiện những nét văn hóa ứng xử với nhau. Ngoài ra còn có lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui hay lễ đâm trâu là những lễ hội mang đậm đà bản sắc của tỉnh này.
Hãy đến Gia Lai, tham dự các lễ hội truyền thống Gia Lai này để khám phá và hiểu biết thêm về một trong những nền văn hóa đặc biệt nhất Việt Nam nhé.
Mục lục
Lễ bỏ mả – Lễ thể hiện sự tôn kính đối với người chết
Lễ bỏ mả là một lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên như: Bahnar, Ê đê, Jarai. Theo quan niệm của người dân nơi đây thì sau khi chết đi. Linh hồn người mất vẫn còn quanh quất đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc. Vì vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả; quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã mất.
Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả thì mối quan hệ ràng buộc này mới chấm dứt. Người chết hoàn toàn yên nghỉ và chờ đầu thai, còn người sống thì yên tâm lo cho cuộc sống riêng mình. Được quyền lấy vợ, lấy chồng khác. Do vậy, đây là một lễ hội lớn và náo nhiệt của người Tây Nguyên. Lễ hội bỏ mả được coi là một lễ hội lớn của gia đình, cộng đồng. Một ngày vui thực sự của người sống và của cả người chết. Trong lễ bỏ mả có đánh mã la, đâm trâu; múa hát; uống rượu cần mừng cho linh hồn người chết được siêu thoát.
Lễ bỏ mả thường được tổ chức vào khoảng tháng ba, tháng tư dương lịch. Thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa. Thời gian tổ chức thường là 3 – 5 ngày bao gồm nhiều công việc được tiến hành với nhiều lễ thức. Có một số lễ thức khác nhau do quy mô của lễ thuộc đám lớn hay đám nhỏ. Tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, dòng tộc của người chết và cũng tùy theo phong tục địa phương.
Lễ cầu vụ mùa bội thu
Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa. Đó chính là lúc buôn làng Gia Lai tổ chức Lễ Cơm Mới. Lễ Cơm Mới là một trong những lễ hội truyền thống Gia Lai; là lễ hội mừng mùa thu hoạch mới. Cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà Rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba Na ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Lễ được tổ chức để tạ ơn thần lúa và lễ hội mừng mùa thu hoạch mới. Cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa.
Dân làng cúng thần lúa bằng heo hoặc gà trước khi sử dụng lúa để ăn hoặc mang đi biếu. Trình tự lễ gồm: Giữ hồn lúa tại rẫy; đưa hồn lúa về chòi; nhập hồn lúa vào bồ trong đó bao gồm lễ ăn cơm mới.
Đây cũng là dịp gia chủ mời bà con; họ hàng; bạn bè các làng lân cận cùng vui chơi ăn uống. Nhà nào đông khách coi như là niềm vinh dự. Vì thế, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khỏe cho gia đình. Người ta đánh cồng chiêng, vui chơi, ca hát suốt nhiều ngày đêm để vui mừng cùng hưởng thành quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả. Đây là một trong những phong tục nhằm gìn giữ; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống từ ngàn xưa cha ông ta để lại.
Lễ đâm trâu – Lễ tỏ lòng biết ơn của người dân đối với Giàng
Từ đầu tháng chạp năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau đồng bào Jrai, Bahnar ở Gia Lai thường tổ chức lễ hội đâm trâu tại nhà rông. Mọi chi phí ở ngày hội do người dân trong làng đóng góp. Người chủ trì ngày hội là già làng, đứng gần cột buộc trâu. Nam nữ thanh niên đánh chiêng, cồng, múa đứng sau lưng. Đầu chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo ngày lễ dành cho con trai), đóng khố. Nữ thanh niên mặc áo phia, váy koteh (loại áo, mặc ngày hội của con gái). Khi già làng khấn xong, tiếng chiêng, cồng bắt đầu nổi lên hòa với tiếng hú của dân làng. Cảnh buôn làng trở nên rộn ràng, sinh động.
Những ngày ở lễ hội đâm trâu, là những ngày hội của nghệ thuật cồng chiêng vì nhiều nhà đem bộ cồng chiêng của mình tới tham dự.
Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở tây nguyên như lễ hội đâm trâu của người Ê đê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na…vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng (trời). Thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no; bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
Lễ hội đâm trâu của người Bana ngày nay đã rút ngắn còn một ngày đêm. Con vật chịu lễ được các tay thiện nghệ nhanh chóng đâm chết. Không còn cảnh săn đuổi kéo dài sự hãi hùng đau đớn và người dự lễ hội đỡ bị căng thẳng thần kinh vì thương cảm.
Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui
Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là một tín ngưỡng phồn thực với mong muốn mùa màng bội thu; mưa thuận gió hòa; ấm no; hạnh phúc đến cho tất cả buôn làng.. Đây là nét văn hóa độc đáo, chứa đựng nhiều giá trị tâm linh; tín ngưỡng của đồng bào bản địa. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người Jrai gọi mưa là “Hơ Jan”. Và rất coi trọng “Hơ Jan” vì giúp họ giải được nhiệt của cái nắng oi bức; làm cho hoa màu ở nương; rẫy trở nên tươi tốt và cho họ no cái bụng. Mặt khác, theo quan niệm của người Jrai. Nếu làm phật lòng các vị thần thánh thì các vị thần thánh sẽ không ban tặng nước mưa xuống; bệnh tật xuất hiện; đói rét liên miên.
Sau khi chuẩn bị lễ xong, phụ tá và thầy cúng sẽ thực hiện các nghi lễ. Trong đó có phần quan trọng là cầu xin các Ptao đã chết phù hộ cho những lời khấn cầu thành hiện thự;, để trời đem mưa đến.Trong không khí tưng bừng của ngày hội, mọi người thay nhau uống rượu cần. Chúc nhau một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ cầu mưa là nghi lễ rất quan trọng trong năm. Là nghi lễ thể hiện văn hóa tâm linh của người Jrai với các vị thần linh. Qua buổi lễ này, bà con làng Rbai sẽ bước vào một vụ mùa mới với sự vui vẻ và lạc quan trong lao động sản xuất xây dựng cuộc sống no ấm.
Nguồn: Dulichchaovietnam.com