Miền Tây Nam Bộ là nơi có nhiều lễ hội được tổ chức. Những khu vực khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau. Mỗi vùng miền ở khu vực này có nét văn hóa riêng. Điều này được phản ánh ở trong từng nghi lễ. Khi tìm hiểu về các lễ được tổ chức tại đó thì sẽ hiểu được đôi nét về đời sống, tâm linh của người dân địa phương.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn độc giả tìm hiểu về 3 lễ lớn tại miền Tây Nam Bộ. Đó là các lễ hội được tổ chức ở 3 khu vực là An Giang, Cửu Long và Sóc Trăng. Bạn đã đoán ra đó là lễ hội nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay để có thêm kiến thức. Nếu có dịp, hãy ghé qua 3 khu vực này để tìm hiểu rõ hơn.
Mục lục
Lễ hội bà Chúa Xứ với 4 lễ chính khác nhau
Nghi lễ vía Bà Chúa Xứ gồm có 4 lễ chính đó là: lễ rước 4 bài vị từ trong lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà, lễ Xây Chầu – Hát Bội, lễ Túc Yết và cuối cùng là lễ Chính Tế. Sau phần nghi lễ người dân sẽ tổ chức phần hội bao gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lân, múa chén… Trong quan niệm của người An Giang, Bà Chúa Xứ là vị thần luôn che chở và phù hộ cho dân chúng, lễ vía bà hằng năm là dịp để người dân tạ ơn và thể hiện lòng thành với Bà Chúa Xứ.
Lễ hội Cholchnam Thmay rước Sangkran
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng trên 1,3 triệu người Khmer sinh sống. Trong quá trình lao động sản xuất, hội nhập và phát triển, đồng bào Khmer vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Lễ Chol Chnam Thmay còn gọi là lễ Vào năm mới là một trong những di sản văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị. Chol Chnam Thmay có ý nghĩa rất quan trọng đối với đồng bào Khmer vì đây vừa là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ mới, cũng là ngày hạnh phúc tươi vui trong năm.
Tết của người Khmer
Lễ Cholchnam Thmay hay còn được du khách gần xa biết đến là Tết cổ truyền của người Khmer. Họ sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ này diễn ra vào khoảng tháng 3 âm lịch hằng năm. Giống với tết nguyên đán của người Kinh, lễ hội Cholchnam Thmay kéo dài trong 3 ngày. Lễ kéo dài từ ngày 13, 14, 15 của tháng 3 âm lịch. Nếu rơi vào năm nhuận thì lễ hội sẽ được lùi lại 1 ngày. Đây là một trong các lễ hội được mong chờ nhất. Nó thể hiện sự giao lưu văn hoá của người đồng bào Khmer sống ở các tỉnh: Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh và Kiên Giang.
Nghi lễ cần thực hiện
Ngày thứ nhất của lễ hội là ngày “Chôl Sangkran Thmây”. Người dân sẽ tắm gội sạch sẽ và mặc trang phục truyền thống. Sau đó họ mang lễ vật nhang đèn vào trong chùa và làm lễ rước Sangkran. Buổi tối, tại sân chùa người dân sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi truyền thống Đó là múa dù-kê, múa lâm-thôl, thả đèn gió,…
Ngày thứ hai gọi là “Wonbơt”, buổi sáng thức giấc mọi người làm lễ dâng cơm. Họ mang cơm đến các sư sãi ở chùa. Buổi chiều là lễ đắp núi cát, mọi người sẽ tìm nắm cát sạch đem đến chùa. Sau đó họ đổ quanh các đền thờ Phật và ở hành lang trước sân chùa. Ngày cuối cùng được gọi là ngày “Lơn Săk”, người dân tổ chức lễ tắm tượng Phật.
Lễ cúng dừa tổ chức ở Sóc Trăng
Lễ hội cúng dừa hay còn gọi là lễ hội Thác Côn. Đây là lễ hội Thăk Kôông được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 âm lich hằng năm. Nghi lễ được thực hiện tại chùa Mahasal Thatmon. Chùa thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Tại lễ hội này, người ta có tục lệ cúng những chiếc bình bông làm bằng dừa trái. Nhờ nét độc đáo này mà người dân gọi là “lễ cúng dừa”. Theo quan niệm của người dân địa phương, nước trong trái dừa trong lành rất tốt. Nó biểu thị cho sự may mắn, an lạc. Vì thế, lễ hội được tổ chức như một dịp để người dân tạ ơn và xin Trời Phật ban cho phước lành, hanh thông trong mọi việc.
Nghi thức cúng dừa làm cho lễ hội Thác Côn mang nét đặc trưng riêng. Lễ hội có cảnh tượng ngoạn mục hiếm thấy ở bất kỳ lễ nào khác. Tuy nhiên, nhìn từ sự tích đến thời điểm tổ chức, từ lễ vật đến nghi thức cúng bái, Thác Côn là hình ảnh của một lễ cầu an, làm phước. Lễ được thực hiện theo truyền thống văn hóa của đồng bào Khmer ở Nam bộ. Nó cũng thể hiện sự giao lưu về tập tục, tín ngưỡng của các dân tộc anh em trong khu vực.
Tổng kết
Miền Tây Nam Bộ từ lâu được biết đến là vùng đất lành cho nhiều hoa thơm quả ngọt. Không những thể, văn hoá ở cái chốn này cũng có vô vàn những điều thú vị cần khám phá mà trong đó phải kể đến là lễ hội. Chúng tôi vừa chia sẻ cho bạn Top các lễ hội đặc sắc miền Tây Nam Bộ. Miền Tây với những con người chất phác, thật thà cùng với những nét văn hoá độc đáo qua những lễ hội kể trên đã không ít lần níu chân bao du khách gần xa. Hy vọng các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời ở vùng đất dễ mến này.
Nguồn: 123.tadi.com