Các lễ hội nói chung và lễ hội Khánh Hòa nói riêng luôn mang đến có du khách đến thăm những trải nghiệm đáng nhớ.
Các lễ hội truyền thống ở Khánh Hòa thường được tổ chức vào những dịp đầu năm. Với mong muốn thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần thánh, ông bà tổ tiên. Ngoài ra, các lễ hội Khánh Hòa còn cầu mong cho sức khỏe, mưa thuận gió hòa để người dân được ấm no. Cho những chuyến ra khơi được suôn sẻ, bình an.
Lễ hội Khánh Hòa còn mang đến cho những người tham dự những hoạt động vui chơi, giải trí sôi động và náo nhiệt. Là điểm đến của rất nhiều du khách khi có dịp ghé thăm Khánh Hòa.
Hãy cùng chúng tôi khám phá các lễ hội Khánh Hòa đặc sắc, thú vị và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam nhé
Mục lục
Lễ hội Cầu Ngư – một nét văn hóa của ngư dân miền Trung
Lễ hội Cầu Ngư còn gọi là lễ hội Cá Ông, hay Cá Voi, diễn ra tại Lăng Ông – Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Lễ hội đươc tổ chức vào đúng ngày giỗ của cá Voi vào hai kỳ xuân tế và thu tế. Nếu bạn đi du lịch Khánh Hòa vào thời gian tháng 2 và tháng 3 hằng năm, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội này. Lăng Ông rất gần với trung tâm thành phố nên việc di chuyển rất dễ dàng, nhanh chóng.
Đây là lễ hội Khánh Hòa đậm chất tâm linh và phản ánh nét văn hóa của ngư dân miền biển. Trong tâm thức của những người con xứ biển sống bằng nghề ra khơi đánh bắt cá thì cá Voi được xem như thần Nam Hải. Là vị thần luôn phù hội độ trì và ra tay giúp đỡ cho chuyến ra khởi suôn sẻ, bình an. Hình ảnh cá Voi tượng trưng cho sự hướng hiện; hiền lành như chính những người ngư dân cần cù; quanh năm bầu bạn với biển cả.
Lễ hội Cầu Ngư thường được bắt đầu từ sáng sớm với màn lễ Nghinh Ông trên biển. Rước Ông về ngự lễ tế. Đoàn rước sắc phong đông vui vô cùng, đi đầu là đội múa lân sư rồng, theo sau là trống chiêng, vang rộn cả một góc trời.
Lễ hội tháp Bà Ponagar – Lễ hội Champa
Lễ hội tháp Bà Ponagar còn được gọi là lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Hay Lễ vía Bà. Là một trong những di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa công nhận.
Lễ hội diễn ra vào từ ngày 20 – 23 tháng 3 âm lịch hằng năm. Tổ chức ngay tại tháp Bà Ponagar, tọa lạc trên đồi Cù Lao, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Đây là lễ hội truyền thống của Khánh Hòa. Lễ hội có nguồn gốc từ người Chăm cổ vời tục thờ nữ thần Ponagar (Yang Pô Inư Nagar). Người được mệnh danh là Mẹ xứ sở. Là người đã có công trong việc dựng xây quê hương; dạy cho người dân cách trồng trọt; chăn nuôi, và phù hộ cho người dân có cuộc sống an lành, ấm no.
Tại lễ hội này có sự tham gia của người Chăm, người Kinh; cùng một số người dân tộc thiểu số tại nhiều tỉnh miền Trung tìm về. Vô cùng sôi nổi.
Lễ hội Am Chúa
Hằng năm, vào ngày 1 đến 3 tháng 3 âm lịch sẽ diễn ra lễ hội Am Chúa. Lễ hội được tổ chức ngay tại di tích Am Chúa, nằm trên núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.
Cũng giống với lễ hội tháp Bà Ponagar. Lễ hội Am Chúa được tổ chức để tưởng nhớ tới Thánh mẫu Thiên Y A Na.
Các nghi lễ diễn ra vô cùng trang trọng, thể hiện sự thành kính và tôn sùng vị Thánh mẫu. Đồng thời cầu cho mưa gió thuận hòa, cuộc sống của nhân dân được bình yên, êm ấm.
Theo sự tích được ghi lại thì Am Chúa chính là nơi Bà Ponagar sinh ra và lớn lên khi ở cùng cha mẹ nuôi. Còn tháp Bà Ponagar là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Và tục thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na đều bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm pa cổ.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương – Hướng về cuội nguồn đất nước
Giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày quốc giỗ của toàn thể dân tộc Việt Nam, là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và nhớ về nguồn cội. Vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm. Tại khắp mọi miền tổ quốc đều tổ chức lễ giổ tổ Vua Hùng.
Tại Khánh Hòa, lễ giỗ tổ được tổ chức trang trọng uy nghiêm tại Đền Hùng Vương, tọa lạc tại số 173 Ngô Gia Tự, thành phố Nha Trang. Các nghi lễ diễn ra hết sức tôn nghiêm thành kính. Với sự tham gia của các cấp lãnh đạo và người dân.
Lễ hội Yến Sào
Nếu có dịp đi du lịch Nha Trang vào ngày 10/5 âm lịch, du khách sẽ được tham gia lễ hội Yến Sào vô cùng độc đáo của người dân Khánh Hòa.
Lễ hội được tổ chức hằng năm để tôn vinh nghề khai thác Yến Sào. Tưởng nhớ công ơn của những người đã có công sáng lập, phát triển và truyền nghề cho tới ngày hôm nay.
Lễ hội được tổ chức tại Đảo Yến – Hòn Nội. Nơi có số lượng chim yến đông đúc nhất Việt Nam hiện nay. Những người tham dự mặc lễ phục thực hiện những nghi lễ trang trọng nhất. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động đặc sắc như hát quan hò; chèo thuyền; chương trình giới thiệu gian hàng và sản phẩm từ yến.
Lời kết
Có thể thấy rằng các lễ hội truyền thống ở Khánh Hòa đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển văn hóa và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Phản ánh nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của cư dân miền Trung. Đồng thời trở thành yếu tố đặc biệt để thu hút đông đảo khách du lịch muốn ghé thăm và khám phá.
Khánh Hòa không chỉ là vùng đất có biển đảo Nha Trang xinh đẹp. Mà còn là nơi nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời và đặc sắc. Nếu may mắn đến vào những dịp lễ hội đặc biệt trong năm. Du khách sẽ được trải nghiệm đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi đây.
Việt Nam nói chung hay Khánh Hòa nói riêng là nơi có nền văn hóa lâu đời và luôn có sự xuất hiện của các yếu tố tôn giáo; tín ngưỡng trong đời sống hằng ngày. Từ ngàn đời xưa, các lễ hội Khánh Hòa chính là sự phản ánh rõ nhất cho đời sống tâm linh của người Việt, thể hiện sự tôn kính đối với thần Phật. Đồng thời cũng thể hiện niềm mơ ước; khát khao về một cuộc sống sung túc, ấm no; hạnh phúc.
Nguồn: Luhanhvietnam.com.vn