Tuyên Quang là mãnh đất thuộc miền Bắc Việt Nam, nơi đây đã chứng kiến rất nhiều thăng trâm của dòng chảy lịch sử Việt. Từ thời phong kiến cho đến hiên đại. Chính vì vậy Tuyên Quang có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng đặc biệt phải kể đến thành Nhà Mạc.
Vào thời vua Lê, chúa Trịnh đất nước ta lầm vào cảnh nội chiến. Chiến tranh loạn lạc làm cho đời sống nhân dân lầm than. Thêm vào đó nhà Mạc nổi lên xưng Vua làm cho tình hình càng thêm hỗn loạn chia cắt. Đây được xem như là một trong những thời kỳ nội chiến đen tối nhất trong lịch sử Việt. Tuy vậy nhà Mạc vẫn có những cống hiến nhất định cho nước nhà và để lại rất nhiều kiến trúc và một trong số đó là thành Nhà Mạc vẫn còn sót lại hiện nay.
Mục lục
Đôi nét về Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân. Xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 780.100 người dân, GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2197 tỉ USD). GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng (tương ứng với 1.564 USD). Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,04%.
Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái. Nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trần Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc.
Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và năm huyện. Và trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tông, đổi Minh Quang thành doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng.
Ví trí của Thành Nhà Mạc
Thành Nhà Mạc (hay còn gọi là Thành Tuyên Quang) nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Thành được xây dựng từ năm 1552, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào đầu thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX). Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thủy bộ thuận lợi. Từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của của tỉnh Tuyên Quang.
Thời chiến tranh Lê – Mạc
Năm 1592, thời chiến tranh Lê – Mạc, quân Nam triều (nhà Lê Trung Hưng) do Trịnh Tùng chỉ huy tiến ra miền Bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc là Mạc Hậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về Cao Bằng. Để ngăn chặn quân nhà Lê, triều đình nhà Mạc đã cho xây dựng một tòa thành ở bên bờ sông Lô. Theo tương truyền, toàn bộ quá trình xây thành chỉ mất một đêm. Quân nhà Mạc còn đắp trong thành một ngọn núi đất hơn 50m gọi là Thổ Sơn (núi Đất). Tòa thành còn là nơi giành giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc trong nhiều năm mỗi khi các vua Mạc mở cuộc tiến công từ Cao Bằng xuống Thăng Long.
Thời cách mạng
Thành cổ Tuyên Quang là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang. Từ cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan, Dao chống thực dân Pháp năm 1884. Đến khí thế vũ bão sục sôi những ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử. Buộc phát-xít Nhật phải đầu hàng, giải phóng hoàn toàn thị xã Tuyên Quang. Trong Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thành cổ Tuyên Quang hai lần chứng kiến thất bại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949.
Thành cổ Tuyên Quang còn khá nguyên vẹn cho đến cuối thế kỷ XX, trong quá trình xây dựng, phát triển của thành phố Tuyên Quang, nên hiện nay thành cổ Tuyên Quang bị chia cắt, nhiều đoạn tường thành không còn. Hiện còn lại hai cổng thành phía bắc và phía tây. Đoạn đường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và cổng Lấp, dài hơn 140m. Cho đến nay Thành cổ Tuyên Quang là biểu tượng của lịch sử vùng đất Tuyên Quang. Và đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về văn hóa Tuyên Quang nói chung và Thành Nhà Mạc nói riêng.
Nguồn: Quankhu2.vn