Vĩnh Phúc là tỉnh giáp với Hà Nội nên văn hóa ở đây có rất nhiều nét tương đồng với Hà Nội. Văn hóa Vĩnh Phúc mang đậm tính truyền thống dân tộc, con người ở nơi đây vẫn giữ cho riêng mình những nét đẹp truyền thống từ xa xưa. Tiêu biểu là những lễ hội và nổi bật là lễ hội khao quân chỉ có ở Vĩnh Phúc.
Lễ hội khao quân chỉ nghe tên thôi chắc chúng ta cũng đã liên tưởng được ý nghĩa của lễ hội rồi nhỉ. Vĩnh Phúc nằm ở phía đông của Thăng Long xưa nên nếu muốn từ biển tiến vào Thăng Long thì phải qua đây. Chính vì vậy nơi đây đã chứng kiến rất nhiều trận chiến từ thời phong kiến đến hiện đại. Là cửa ngỏ phía đông của kinh thành nên Vĩnh Phúc có vị trí hết sức quan trọng.
Mục lục
Đôi nét về Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Năm 2019, Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 37 về số dân. Xếp thứ 13 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Xếp thứ 09 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 31 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.151.154 người dân, GRDP đạt 118.400 tỉ Đồng (tương ứng với 5,147 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng (tương ứng với 4.500 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06%.
Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm đóng miền Bắc giai đoạn 1946-1954. Tỉnh này còn có tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Trước đây, tỉnh Vĩnh Phúc vốn bao gồm các tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ. Tuy nhiên, ngày nay tỉnh chỉ còn bao gồm phần đất của tỉnh Vĩnh Yên cũ và một phần đất của tỉnh Phúc Yên cũ – thành phố Phúc Yên. Sau khi tất cả các huyện thuộc tỉnh Phúc Yên cũ. Đã lần lượt sáp nhập vào thành phố Hà Nội là Đông Anh. Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh), Đa Phúc và Kim Anh (hai huyện này đã hợp lại thành một huyện Sóc Sơn).
Tưởng nhớ đến công lao của Thất vị Đại vương
Xã Tích Sơn nay thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xưa có năm làng là Tiếc, Đậu, Sậu, Khâu, Hạ, có đình, đền, miếu thờ Lỗ Đinh sơn thất vị Đại vương (7 anh em họ Lỗ). Hàng năm lễ hội và các kỳ tiệc lệ được làng tổ chức đều đặn, trong đó lớn nhất là tiệc khao quân mồng 3 tháng Giêng tưởng nhớ đến công lao của Thất vị Đại vương có công đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược.
Tương truyền Thất vương
Tương truyền, vào đời nhà Trần, giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, vua quan nhà Trần vừa chặn đánh giặc vừa truyền hịch tìm người tài ra giúp nước. Lúc bấy giờ ở trang Bồ Lý (nay là xã Bồ Lý, huyện Lập Thạch) có 7 anh em (6 trai, 1 gái) con ông Lỗ Văn Trọng và bà Khổng Thị Liên. Được nhân dân mến phục vì đức độ, tài giỏi. Theo lời hịch, 7 anh em lập trại tụ nghĩa ở núi An Sơn (khu đồi Cao, P.Ngô Quyền nay), núi Đinh (xã Kim Long) và núi Chống (P.Khai Quang), lại được vua ban chức tước và cử trông giữ đạo Sơn Tây.
Tháng Giêng năm Mậu Ngọ (1258), quân ta mở cuộc tiến công quyết liệt vào trại giặc ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng khoảng phía trên cầu Long Biên, Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ bị đánh bật ra khỏi kinh thành. Tháo chạy theo đường sông Hồng về phía Bắc. Lúc ấy, 7 anh em họ Lỗ đã tuyển mộ được thêm một số nghĩa binh ở Bồ Lý và đang trên đường truy kích giặc.
Để tăng sĩ khí, tiệc khao quân được mở. Tuy nhiên, nước đun chưa sôi, lợn chưa cạo đã thấy tiền đạo quân giặc tới. Lệnh lên đường liền ban ra, dân làng vội chia thịt sống cho binh sĩ. Riêng thủ lợn thì dành cho 7 tướng. Hôm sau, 7 tướng chia quân làm 3 đạo vây chặt quân giặc. Đại chiến một trận, chém được tướng giặc và hơn nghìn quân.
Người đời ghi nhớ
Về sau, khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông kết thúc thắng lợi. Vua Trần đã làm lễ phong thưởng và ban đất đai. Khi 7 tướng hóa thân về trời. Vua sắc phong cho các vị là Đại vương, cho lập đền thờ ở Bồ Lý. Hàng năm quốc tế, đồng thời xuống chiếu cho các làng xã thuộc những nơi Thất vị Đại vương đã đóng đồn. Tuyển quân đều được lập đền thờ họ (trong đó có 5 làng Tích sơn).
Chị Vũ Thị Ly, người dân làng Tích Sơn cho biết: Hàng năm làng tôi đều mở lễ hội lớn tưởng nhớ công lao của Thất vị Đại vương. Lễ hội có các cuộc trình diễn mô phỏng sự kiện và khung cảnh tiệc khao quân ngày trước. Như tế lợn, kéo cơm, sát kê chiêm túc, tế cờ, kéo co… Với không khí rất khẩn trương, náo nhiệt, gấp gáp. Vội vàng của đoàn quân sắp sửa xung phong ra trận năm xưa.
Nguồn: Quankhu2.vn