Lào Cai là một tỉnh thuộc núi rừng Tây Bắc nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với những cảnh quan đẹp như tranh vẽ. Tại Lào Cai có rất nhiều dân tộc khác nhau cùng nhau sinh sống. Mỗi dân tộc mang trong mình một nét văn hóa riêng tạo cho văn hóa Lào Cai nói chung thêm đa dạng và phong phú. Nổi bật là lễ hội Hát Qua Làng đặc trưng chỉ có ở Lào Cai.
Vì Lào Cai thuộc vùng Tây Bắc nên Nơi đây mang đậm chất núi rừng. Những đồng ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ cùng với cảnh núi non hùng vĩ tạo nên một Lào Cai rất riêng. Dù Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mùa đông ở Lào Cai thỉnh thoảng cũng có tuyết rơi điều đó là điểm nhấn riêng của Lào Cai. Tất cả những điều trên làm cho du lịch đến Lào Cai rất phát triển là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Mục lục
Những lễ hội lớn ở Lào Cai
Cư dân sinh sống ở tỉnh Lào Cai gồm nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, trang phục, kiểu kiến trúc khác nhau mang dấu ấn văn hóa riêng. Đặc điểm này đã tạo cho Lào Cai bức tranh văn hóa rất đa dạng và phong phú. Nét văn hóa đặc sắc của tỉnh là những phiên chợ vùng cao. Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà phiên chợ ở đây cũng là dịp giao lưu, hát múa, vui chơi. Chợ còn là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ hay tìm hiểu bạn đời…
Các dân tộc trong tỉnh có một kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian rất đa dạng như truyện cổ, thơ ca, tục ngữ. Người Tày có lối hát giao duyên khá phổ biến với các làn điệu như lượn, phong slu… Người Mường có hát xéc bùa, hát bọ mẹng, hát đồng dao, hát ru… Người Dao thích múa. Người Thái có các điệu múa xòe, sạp, hát thơ… Người H’Mông lại có điệu thổi khèn hay dùng kèn lá, đàn môi để trao đổi tâm tình… Một số lễ hội văn hóa tiêu biểu ở Lào Cai:
Hội múa xòe ở Tả Chài
Đây là lễ hội của người Tày ở Tả Chài diễn ra cào rằm tháng Giêng hàng năm để suy tôn Thần Nông, một vị thần cai quản ruộng nương. Trong lễ hội có nghi lễ và nhiều trò vui.
Hội chơi núi mùa xuân
Là lễ hội của người H’Mông còn được gọi là Gầu Tào hay Sán Sải. Lễ hội thường diễn ra sau Tết nguyên đán. Hội mang màu sắc tín ngưỡng như cầu may, cầu mệnh, cầu phúc… và còn là nơi vui chơi như đôi nam nữ, bắn nỏ, hát giao duyên, múa khèn, ném pa páo (giống quả còn)…
Tết nhảy của người Dao Đỏ
Khoảng cuối giờ Thìn đầu giờ Tỵ ngày mùng một hoặc mùng hai Tết ba dòng họ lớn ở Tả Phìn là Lý, Bàn, Triệu tổ chức nhảy trong nhà ông trưởng họ. Toàn bộ có 14 điệu nhảy như: mở đường, bắc cầu đưa đón thần linh, chào tổ tiên bố mẹ, mời lên nương, tiểu nữ giáng trần, tổ sư, thầy cả về dự Tết… Sau đó là lễ rước và tắm tượng tổ tiên. Tết nhảy giàu bản sắc, độc đáo, đậm tính nhân văn.
Hội Lồng Tồng của người Tày
Đây là lễ hội của nhiều tỉnh có người Tày sinh sống trong đó có huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng. Lễ hội phản ánh ước nguyện được mùa, con người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu… Phần lễ có nhiều nghi thức như rước nước, cúng thần bản, thần núi, thần suối, cúng cây. Trong lễ hội còn có rất nhiều trò chơi.
Lễ hội Roóng Poọc của người Dáy
Đây là lễ hội của người Dáy ở Tả Van, thị xã Sa Pa được được tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội cầu mùa thu hút đông đảo dân quanh vùng Mường Hoa nên đã trở thành lễ hội chung.
Lễ Lập tịch của người Dao
Lễ hội ở vùng Khe Mạ, Bảo Thắng được tổ chức trước hoặc sau Tết. Đây là nghi lễ của các gia đình khi có con trai 14 – 15 tuổi thì mời thầy đến làm lễ. Nghi lễ có nhảy từ tháp xuống lưới võng, lễ răn dạy. Nghi lễ cũng là ngày vui của cộng đồng. Sau nghi lễ có múa trống đất, múa sạp, múa gà, ca hát…
Lễ hội Hát Qua Làng
Bảo Thắng là thung lũng thuộc vùng đất cổ nằm chính giữa tỉnh Lào Cai. Nơi đây còn lưu giữ được các giá trị văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử với những danh thắng. Đồng bào dân tộc Bảo Thắng có nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như: Lễ Lập tịch người Dao Họ ở Khe Mụ, Lễ Trừ tà đón xuân người Xá Phó làng An Thành (Gia Phú). Hội Xuống đồng của đồng bào Tày với sinh hoạt hát then, hát giao duyên trong những đêm xuân. Còn người Dao Tuyển ở bản Nậm Sưu, xã Bản Phiệt lại tưng bừng mở lễ hội “Hát qua làng” đón bà con gần xa tới thăm địa phương và thi hát giao duyên truyền thống vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm.
Lễ hội “Hát qua làng” xuất phát từ phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Dao Tuyển. Do từ xa xưa vùng đất sinh sống của dân tộc Dao Tuyển trên núi cao. Không có chợ nên đồng bào đã có phong tục Tết đến. Thường mở lễ hội hát đối đáp giữa khách với chủ nhà. Lễ hội “Hát qua làng” ngày xuân như một lời mời làng bản quanh vùng tới thi hát. Để cầu mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình bình an, hạnh phúc. Vì thế mà từ lễ hội, nhiều người ở xa nhau. Đã trở thành những người bạn tâm giao, thân thiết. Trong ngày hội “Hát qua làng”, những người bạn thân trong khắp bản, làng. Gặp nhau kể chuyện gia đình, chuyện làm ăn và chúc nhau năm mới vạn sự như ý.
Tất cả mọi người đều có thể tham gia
Người hát trong lễ hội không kể già, trẻ, trai, gái. “Hát qua làng” có nhiều bài và các làn điệu như: Chúc năm mới, chúc phúc gia đình, giao duyên… Đặc sắc nhất là màn thi hát đối về mùa xuân, tình yêu lứa đôi. Nhờ những đêm ngày thi hát giao duyên đầu xuân mà đã có nhiều cặp trai gái thành duyên vợ chồng.
Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi đón năm mới của bà con nơi đây. Nhân dân trong vùng cũng tới tham gia nhiệt tình cổ vũ người “Hát qua làng” và các hoạt động thi đấu các môn thể thao như ném còn, đẩy gậy, kéo co…
Qua lễ hội đã góp phần phát huy, bảo tồn truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Dao Tuyển. Một trong những dân tộc ít người của vùng núi tỉnh Lào Cai nói chung và địa bàn xã Bản Phiệt nói riêng.
Nguồn: Quankhu2.vn