Nhắc đến Hà Giang là nhắc đến nơi địa đầu của Tổ Quốc nới có cột mốc số không. Với đại danh nổi tiếng là cột cờ Lũng Cú tuy Hà Giang thuộc top những tỉnh nghèo nhất Việt Nam nhưng văn hóa và ẩm thực nơi đây không hề nghèo. Nổi bật là di tích Đền Vinh Quang nổi tiếng khắp cả nước.
Bên cạnh đó Hà Giang là nơi có rất nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống. Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú rất đặc sắc tại Hà Giang. Các dân tộc nơi đây đều có những trang phục riêng những kiến trúc lễ hội cũng như ẩm thực riêng dành cho mình. Vào mùa đông Hà Giang là nhiều lúc có tuyết rơi tạo nên một cảnh tưởng hết sức thơ mộng và ngoạn mục đó là một điều khó thấy khi Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Mục lục
Đôi nét về văn hóa Hà Giang
Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của người miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.
Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô
Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.
Lễ hội mùa xuân
Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H’mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.
Lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông
Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm, cái chàng trai, cô gái đổ về Mèo Vạc nhằm tìm cho mình vợ (chồng). Khi tham gia lễ hội, các chàng trai, cô gái tìm đối tượng mà họ cảm thấy phù hợp với mình rồi vỗ mông đối tượng và chờ “đối phương” đáp lại. Đáng buồn, tục lệ tảo hôn vẫn tiếp diễn trong lễ hội này.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn
Lễ hội được tổ chức vào buổi tối ngày cuối năm. Bên đống lửa hồng có nhiều nghi lễ như mừng mùa, cầu thần linh phù hộ cho năm mới. Tại đây có nhiều người nhảy qua đống lửa, than. Trước đó họ đã được thầy mo cúng “nhập hồn” với sức mạnh của thần linh.
Vị trí Đền Vinh Quang
Đền Vinh Quang nằm tại trung tâm thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Theo lời kể của các cụ cao tuổi hiện đang sinh sống tại thị trấn Vinh Quang. Thì đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Cùng với việc hình thành thị tứ – trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì. Xuất phát từ công việc buôn bán với mong muốn gặp được nhiều thuận lợi nên một số hộ gia đình tại thị tứ đã lập nên ngôi đền để thờ cúng. Ngôi đền xưa kia tường được trình bằng đất, có các cột, sà làm bằng gỗ, mái lợp gianh. Trải qua thời gian cũng như biến cố lịch sử nên ngôi đền đã bị hư hỏng và sửa chữa nhiều lần, song đến nay vẫn giữ nguyên những hình dáng kiến trúc ban đầu.
Nguồn gốc của Đền Vinh Quang
Theo các tư liệu của Pháp hiện còn lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội) cho thấy: Hoàng Văn Đăng là Chánh tổng của Hoàng Su Phì. Vào năm 1908, ông cùng anh trai là Hoàng Văn Quang đã đứng lên chống Pháp. Giặc Pháp đã cho quân đến tấn công vây bắt. Hoàng Văn Quang trốn sang bên kia biên giới (Trung Quốc) sống lưu vong. Còn Hoàng Văn Đăng bị Pháp bắt và kết án tù tại Hà Giang.
Sau khi bị kết án 18 năm tù giam tại Hà Giang. Trong tù, ông bị giặc Pháp tra tấn dã man đến sức cùng lực kiệt. Mãn hạn tù, ông được dân làng đón về. Trên đường về đến Thượng Sơn ông đã chết (thuộc khu vực giáp danh giữa huyện Vị Xuyên và huyện Hoàng Su Phì ngày nay). Để tưởng nhớ công ơn và khâm phục nghĩa khí của Hoàng Văn Đăng. Người dân thị trấn Vinh Quang đã lập bài vị thờ ông tại đền. Coi ông là vị thần tối linh che chở cho nhân dân trong vùng.
Hiện nay, tại đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật gồm tượng đất, hoành phi bằng gỗ, bài vị cùng một số đồ thờ tự khác như: Hệ thống các câu đối, lư hương, chuông, bát hương bằng sứ…
Địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng
Đền Vinh Quang là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân trong vùng. Vào các ngày lễ mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, đặc biệt là Hội hiếu vào ngày mùng 8 tháng 2, mùng 9 tháng 9 âm lịch, ngoài ý nghĩa tâm linh cũng mang tính cộng đồng sâu sắc bởi đây là dịp nhân dân trong các khu phố tụ tập về đền làm lễ cúng một cách tự nguyện.
Họ chia sẻ hỏi thăm những gia đình có tang ma trong năm đó. Sau mỗi buổi lễ, người dân cùng ăn uống, điều này cũng góp phần tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa các dòng họ.
Nguồn: Quankhu2.vn