Vĩnh Phúc là một trong những mãnh đất đầu tiền của nước ta thời vua Hùng. Cùng với những tỉnh khác Vĩnh Phúc ngày càng phát triển hiện đại nhưng Vĩnh Phúc vẫn mang trong mình rất nhiều giá trị truyền thống. Điều đó được thể hiện qua những phong tục lễ hội của người dân một trong số đó là lễ hội Đúc Bụt độc đáo.
Vĩnh Phúc là vùng đất có rất nhiều lễ hội đặc sắc mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có rất nhiều công trình kiến trúc khác nhau từ phong kiến đến hiện đại. Điều đó cũng dễ hiểu vì vùng đất này đã trãi qua hàng ngàn năm lịch sử khi dựng nước. Là nhân chứng của nhiều dấu mốc quan trọng cũng như lưu giữ những dấu mốc đó. Vì lẽ đó Vĩnh Phúc là một trong những điểm du lịch rất được du khách trong và ngoài nước yêu mến.
Mục lục
Những lễ hội tiêu biểu của Vĩnh Phúc
- Hội bơi trải Tứ Yên (Tứ Yên,huyện Sông Lô) vào 2 ngày 25, 26 tháng 5 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Tứ dân chi nghiệp (xã Đại Đồng-Vĩnh Tường) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng.
- Lễ hội Đúc Bụt làng Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh – huyện Tam Dương) vào mồng 8 tháng giêng dân làng tổ chức lễ hội đúc “Bụt” tại đình làng.
- Lễ hội đền Gia Loan – chùa Biện Sơn tôn vinh tướng quân Nguyễn Khoan thời 12 sứ quân.
- Lễ hội Đả cầu cướp phết diễn ra chiều ngày 7 tháng giêng hàng năm tại đền Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch.
- Lễ hội đình Tích Sơn diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng Giêng âm lịch. Tại đình Tích Sơn thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên. Đình thờ 7 anh em Lỗ Bình Sơn (7 anh em nhà họ Lỗ, đời nhà Trần).
- Lễ hội Sơn Đồng thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch từ ngày 4 đến 6 tháng Giêng. Hội có lễ tế ông Bách (lạc tướng vua Hùng) và ông Điền (trông coi nghề cầy cấy).
- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu ở xã Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc.
- Hội vật làng Hà (xã Hồ Sơn,Tam Đảo) diễn ra vào mồng 7 tháng Giêng.
- Lễ hội Tây Thiên (xã Đại Đình,Tam Đảo)vào 15/2 âm lịch. Là một trong 3 lễ hội lớn nhất miền Bắc.
Địa điểm diễn ra lễ hội Đúc Bụt
Có dịp về thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Chúng tôi được các cụ cao niên kể cho nghe về một lễ hội độc đáo của làng đó là lễ hội “Đúc Bụt”. Tương truyền rằng đây là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đã có từ rất lâu. Nhằm ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng. Rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa, một nữ tướng tài ba, chí dũng vẹn toàn. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng đền nợ nước, trả thù nhà, diệt giặc Tô Định những năm 40 sau Công nguyên đã từng được ghi vào chính sử.
Nguồn gốc ra đời của lễ hội
Truyện kể rằng Ngọc Kinh công chúa (Mỹ Tự được Vua Bà phong sau khi dẹp xong Tô Định, Trưng Trắc lên ngôi vua). Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. Bà đã để các con ở lại quê, theo về với Hai Bà đánh giặc. Được Hai Bà cử về quê Phù Liễn mộ quân, rèn đúc vũ khí, chuẩn bị lực lượng. Tại đây, bà đã ẩn mình dưới dạng nhà sư, tu luyện tại chùa Phù Liễn, dạy cho dân biết làm sĩ, nông, công, cổ. Bà đã dần xây dựng được lực lượng đông đảo, bao gồm những người dân Phù Liễn và các vùng xung quanh. Cùng với 65 quận thành trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành độc lập.
Sau này, để tưởng nhớ công lao, nhân dân Phù Liễn đã lập Đền thờ bà và quen gọi là Đền thờ Đức Bà lưu truyền đến ngày nay. Và hàng năm cứ đến ngày 8 tháng Giêng (ngày hoá của Đức Bà), nhân dân lại tổ chức lễ hội diễn lại các tích trò xưa và trong đó, tích trò “Đúc Bụt” được đặc biệt quan tâm và không thể thiếu trong ngày lễ hội.
Quy trình để tổ chức lễ hội
Để chuẩn bị cho lễ hội, thường vào trung tuần tháng Chạp ta năm trước các quan viên, bô lão trong làng đã họp bàn, quyết định tổ chức mở lễ hội, phân công công việc và chọn lựa những người trực tiếp tham gia. Trong đó, nghiêm ngặt nhất là bầu chọn ông chủ lễ, chủ trò và 3 thanh niên chọn làm Bụt.
Ngay từ sáng sớm, tất cả người dân trong làng và các vùng xung quanh. Đã nô nức tập hợp về khu vực sân đình làng. Ban tế làm lễ tế thân tại đình. Sau 3 tuần tế, chủ tế xin âm dương và phân công quan viên đi Đúc Bụt. Sau đó, 3 thanh niên chọn làm Bụt tự xuống ao, lấy bùn trát kín toàn thân. Sau đó, quan viên sẽ dùng một chiếc chiếu cói. Rồi để xòe phần dưới chụp lên đầu mỗi Bụt một chiếc riêng “Bụt” đi giữa, trên đỉnh đầu. Phần chiếu buộc phía trên có đặt một bó mạ xanh. Sau đó quan viên và dân làng làm lễ rước “Bụt” về đình.
Sau khi làm lễ, mọi người cùng lao vào chiếu thiêng để hy vọng rút được vài sợi chiếu. Bởi theo quan niệm truyền thống, ai giành được manh chiếu sẽ mang lại may mắn cả năm và hình thức “cầu Đinh” ở lễ hội này khá điển hình. Trong lễ hội cũng diễn ra các trò hài, các cuộc thi đấu thể thao cờ tướng nhằm rèn trí, nâng cao thể lực, sức khoẻ. Tạo thêm sự vui vẻ phấn chấn trở thành bản sắc riêng của các lễ hội dân tộc.
Nguồn: Quankhu2.vn