Sài Gòn nổi tiếng nhộn nhịp và tấp nập. Dù nơi đây đã được đô thị hóa và mở cửa theo phướng Tây, nhưng vẫn còn nhiều nét văn hóa đặc sắc riêng, ấn tượng. Nếu không phải dân bản địa thì có lẽ bạn sẽ chẳng thể biết nổi những văn hóa độc đáo này. Đối với người Sài Gòn hoài niệm thì những nét văn hóa xưa thật giá trị và ý nghĩa. Nếu bạn tò mò về văn hóa Sài Gòn xưa thì hãy đọc bài viết này ngay nhé. Mời bạn cùng khám phá những chuyện chưa kể về mảnh đất Sài Gòn.
Bài viết này, chúng tôi cùng bạn đi tìm hiểu về một số đặc trưng trong cách sống của người dân Sài Gòn xưa. Bạn sẽ thấy có những điểm khá hay ho đó nhé. Hi vọng rằng đọc xong bài này thì các bạn có thể hiểu hơn văn hóa Sài thành.
Mục lục
Văn hóa người Sài Gòn
Ở Sài Gòn phải cố mà tìm cho được một người Sài Gòn chính gốc không dễ. Nhưng tìm rồi ngồi xuống nói chuyện, hỏi han, mới biết được cái hào sảng thực sự mà người ta hay nhắc đến là gì!”. Không chỉ là cái tinh thần “hào sảng”. Nếu được nói chuyện với một người Sài Gòn gốc, bạn sẽ càng hiểu rõ hơn về những nét văn hóa đặc sắc đã tồn tại từ rất lâu đời. Nó được chính người Sài Gòn giữ gìn và trân quý cho đến tận ngày hôm nay.
Đặc biệt, nếu có cơ hội hãy tìm gặp một người Sài Gòn sinh vào những năm 60-70, họ đã sinh ra trong cái bình dị của phố phường và lớn lên trong sự lạc quan, hào sảng không lẫn vào đâu được. Gặp và lắng nghe họ kể về những ký ức tuổi thơ của mình một cách tự hào, bạn sẽ biết được vẻ đẹp thực sự của Sài Gòn là gì. Những nét văn hóa độc đáo dưới đây không có nhiều người biết. Nhưng chắc chắn nếu bạn biết hết cả 6 điều thì một, bạn là người Sài Gòn gốc, hai, bạn là một người yêu Sài Gòn.
Cà phê vợt của những năm 50 thế kỷ trước
Trước khi uống cà phê kiểu Pháp, người Sài Gòn pha cà phê vợt theo kiểu Trung Hoa. Cà phê vợt hay còn được gọi với những cái tên khác như cà phê bít tất hay cà phê kho. Đó là một trong những nét văn hóa xưa của cộng đồng người Hoa còn sót lại tại Sài Gòn. Cà phê xay nhuyễn được lọc qua vợt bằng vải the dài như bít tất. Nó được ủ trong siêu thuốc bắc để ra hết vị. Thứ nước đầu này được tiếp tục đem kho liu riu trên bếp than.
Đến nay, Sài Gòn có lẽ chỉ còn sót lại 2 quán cà phê vợt kho bằng siêu đất tồn tại đã trên nửa thế kỷ Trong đó, một ở quận 3 và một ở quận 11. Hương cà phê vợt “kho” trong siêu đất có sự hấp dẫn riêng mà có lẽ không vị cà phê tân thời nào có thể sánh được.
Rạp Đại Đồng nơi xem phim hào hứng
Nhắc đến Rạp Đại Đồng, một người Sài Gòn gốc hào hứng kể lại: “Ngày xưa không phải ai cũng được xem phim ở Đại Đồng đâu nghen! Chỉ có nhà ai khá giả mới đủ điều kiện để vào đây xem. Mấy đứa nghèo nghèo muốn vào Đại Đồng xem phải để dành tiề. Nhiều lúc có khi vài tháng mới đủ. Nhưng đúng là tiền nào của nấy. Cái cảm giác được ngồi thẳng thớm trên ghế trong rạp Đại Đồng thật thích. Hơn nữa, rất hào hứng mỗi khi hướng mắt theo dõi từng thước phim trên ảnh rộng trước mặt sao mà đã lắm.”
Bùng Binh Cây Liễu là bùng binh nổi tiếng từ xưa
Bùng binh Cây Liễu (Bồn Kèn) là bùng binh đầu tiên của Việt Nam. Nó được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên đại lộ Charner. Đó cũng chính là đường Nguyễn Huệ ngày nay. Vào thời ấy, đây đã chính là con đường “Tây” với những hàng quán sang trọng. Nó phục vụ nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ cho người dân Sài Gòn. Năm 2015, đường Nguyễn Huệ được quy hoạch thành phố đi bộ. Bùng binh Cây Liễu biến mất nhưng những ký ức về nó trong lòng người Sài Gòn vẫn chẳng thể nào phai nhạt được.
Cà rá tức là cái nhẫn
Nếu không phải người Sài Gòn gốc, chắc chắn bạn sẽ khó mà biết được ý nghĩa thực sự của từ này. Cà rá là một từ địa phương đặc trưng của Sài Gòn có nghĩa là “cái nhẫn”. Ngày nay, ít ai còn sử dụng từ này để chỉ cái nhẫn nữa mà người ta dùng từ này để chỉ một loại bu lông ốc vít trong xây dựng.
Lon ghi gô gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ
Lon ghi gô hay còn gọi là lon gô. Đó là một loại sữa hộp của Pháp. Nó rất phổ biến ở Sài Gòn từ trước cho đến hết năm 1975. Thời đó loại sữa này không hề rẻ so với các gia đình ở Sài Gòn. Nhưng lại rất được ưa chuộng. Rất nhiều người gốc Sài Gòn kể lại rằng loại sữa này gắn bó với tuổi thơ họ. Nó hệt như viên bi, con cá, cái kẹo. Sau khi uống hết sữa, lon ghi gô được các bà, các mẹ tận dụng. Họ dùng nó để làm ống cắm đũa muỗng hay hộp đựng đồ ăn, lon đong gạo,… Cho đến bây giờ, nhiều gia đình Sài Gòn chính gốc vẫn còn xài lon ghi gô cũ. Họ vẫn tận dụng nó trong đời sống thường ngày.
Những nét văn hòa của người Sài Gòn gốc có cái đã mai một. Có cái vẫn còn giữ vững vị trí của mình. Nhưng quan trọng là dù có như thế nào đi nữa nó cũng chứng minh rằng “Sài Gòn đúng là đã ở sẽ yêu, mà yêu sẽ trân quý đến trọn đời”.
Nguồn: Dienmaythienhoa.vn